Chép kinh cầu bình an cho người thân là việc làm đáng quý. Quan trọng hơn, ý nghĩa cốt lõi của việc chép kinh vẫn là thẩm thấu lời Phật dạy để xây dựng cuộc sống an lạc. Vậy khi chép kinh cầu an, chúng ta cần biết những gì để có thể thực hiện công việc này hiệu quả?

Ý nghĩa chép kinh cầu bình an cho người thân

Buổi đầu, khi kỹ thuật in chưa phát triển, nhờ có công đức chép kinh mà lời Phật dạy được lưu truyền. Tuy nhiên, quá trình truyền bá chánh pháp không hề dễ dàng. Để ngày nay chúng ta có được những trang kinh, chư tăng ngày xưa đã vượt qua biết bao nguy khó.

Bạn đang xem: Kinh cầu sức khỏe cho người thân

Trong một bài thơ, nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức) đã viết:

“Ôi!Tôi đã chảy nước mắt
Trên nhưng trang sử dặm trình
Khi có vị tỳ-khưu xẻ thịt giấu kinh
Có vị tỳ-khưu bị quỷ người lóc thịt<…> Nhưng nội lực tâm linh
Như đốm sao bung cháy!”

Chúng ta có thể chép kinh cầu bình an cho người thân, ông bà, cha mẹ, bạn bè…

Ngày nay, mặc dù kinh điển đã được in ấn dễ dàng, nhưng việc phát tâm chép kinh vẫn mang lại nhiều lợi lạc. Chép kinh không chỉ ôn lại những bài học cao quý từ Đức Phật để chuyển hóa thân tâm, mà còn phần nào nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những hy sinh của những bậc tiền bối.

Công đức quý báu từ việc chép kinh sẽ giúp mỗi người chuyển hóa thân tâm. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể chép kinh cầu bình an cho người thân, ông bà, cha mẹ, bạn bè… mong mỏi những điều tốt lành sẽ đến với họ trong cuộc sống.

Chép kinh cầu bình an cho người thân như thế nào?

Chép kinh cầu bình an cho người thân là nhu cầu tâm linh chính đáng của nhiều người. Công việc này không đòi hỏi chúng ta bỏ quá nhiều công sức, nhưng lại mang đến đến những ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là giúp mỗi người nuôi dưỡng tâm hồn từ những lời dạy cao quý trong giáo pháp.

Khi bàn tay nắn nót từng con chữ, chúng ta được dịp đọc lại kỹ hơn và thẩm thấu sâu hơn những lời dạy cao quý của Đức Thế Tôn. Khi tâm hồn lắng đọng vào từng lời kinh, chúng ta có thể buông bỏ những ưu tư, phiền muộn, khổ đau… để chuyển hóa theo lời Phật dạy.

*
Chép kinh cầu bình an cho người thân là nhu cầu tâm linh chính đáng của nhiều người

Với lòng từ bi của người con Phật, chúng ta không chỉ chép kinh cầu bình an gia đình, mà còn có thể tiến thêm một bước nữa, đó là gửi vào những lời kinh ý pháp cao quý ấy những tâm nguyện tốt lành đến tất cả chúng sanh đang chịu đọa đày trong các cõi luân hồi.

Qua việc biên chép kinh điển, người nhiệt tâm hướng về đạo pháp có thể thu hoạch một niềm vui tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những hạnh phúc trên thế gian. Từ đó, chúng ta nguyện học hỏi và lan tỏa giáo pháp từ những trang kinh mà mình biên chép.

Lưu ý khi chép kinh cầu bình an cho người thân

Khi chép kinh cầu bình an, Phật tử có thể lựa chọn nhiều tác phẩm kinh điển để biên chép tùy theo tâm nguyện của mình. Đơn giản nhất là chúng ta lựa chọn các kinh điển quen thuộc với tông môn, pháp phái, đạo tràng mà mình thường xuyên hành trì.

Bắt tay vào chép kinh, ý nghĩa quan trọng nhất cần nhớ là thấm sâu những lời dạy của Đức Phật. Do đó, Phật tử nên lựa chọn những bản kinh gần gũi với mình, để dễ thâm nhập vào từng ý pháp. Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh lựa chọn những bản kinh quá cao siêu so với trình độ hiểu biết của mình.

*
Khi chép kinh cầu bình an cho người thân, Phật tử có thể lựa chọn nhiều kinh điển

Đức Phật dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Có hiểu giáo pháp mới dễ dàng thực hành, có thực hành mới dễ dàng chia sẻ đến mọi người, từ đó đem lại lợi lạc cho xã hội. Nếu chúng ta chỉ chép kinh một cách máy móc mà không hiểu ý kinh, thì việc chép kinh không mang lại ý nghĩa lớn.

Tóm lại, bên cạnh việc giữ giới, hành thiện, sám hối… Phật tử có thể dành thời gian chép kinh cầu bình an cho người thân. Càng ý nghĩa hơn nếu chúng ta khuyến khích người thân và bạn bè cùng tham gia chép kinh cầu nguyện cho các chúng sanh và toàn thế giới.

Nơi thỉnh sổ tay chép kinh 

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

GNO - Từ khi biết về căn bệnh của mẹ, tôi không thể ngồi thiền được nữa. Tôi cảm thấy buồn và dường như tê liệt vì những gì tôi có thể làm để xoa dịu sự đau đớn của bà dường như quá ít ỏi.

Tôi có nghĩ đến việc cầu nguyện cho mẹ, nhưng không biết cách hay cầu cái gì. Xin Ni sư từ bi chỉ dạy.

Thật tuyệt vời khi bạn biết tìm cách để áp dụng Phật pháp vào hoàn cảnh hiện tại của mình. Bạn muốn giúp mẹ mình thật hiệu quả, thì bạn phải tự chế ngự nỗi buồn và sự bất lực của mình. Bạn có thể làm được điều đó bằng cách quán chiếu về sự bất lợi của luân hồi - sáu khổ, ba loại khổ (các hoàn cảnh bất như ý), tám cái khó của con người...

Thực hành các loại thiền quán này sẽ giúp bạn hiểu những gì đang xảy ra cho bạn, dầu không ưng ý, là số phận chung cho tất cả chúng sinh bị dính chấp trong luân hồi. Khi nào ta còn trong vòng sinh tử, tái sinh dưới ảnh hưởng của tâm uế nhiễm và nghiệp báo, thì hạnh phúc lâu dài không thể có được.

*

Ni sư Thubten Chodron - tác giả của bài viết này

Thực sự thoát khỏi bệnh tật và đau buồn chỉ có thể xảy ra khi ta đã tự giải thoát bản thân ra khỏi vòng sinh tử qua việc ý thức được bản chất thực sự của sự việc. Hiểu được điều này sẽ giúp ta thêm năng lượng hướng đến sự giải thoát và làm giảm thiểu khuynh hướng nghĩ rằng ta có thể làm cho việc luân hồi được tốt đẹp hơn và không khổ đau.

Thêm nữa, hãy quán sát ý nghĩ và các cảm xúc của bạn. Bạn có thể ghi chúng xuống. Đừng bình phẩm, chỉ cần nhận biết chúng. Quán sát những gì đang xảy ra bên trong bạn, chấp nhận các cảm giác, nhưng đừng đắm chìm trong đó hay đuổi bám theo các câu chuyện đằng sau chúng. Tâm thích gợi ra nhiều câu chuyện về việc sự vật phải như thế nào. Nhưng chuyện ta nghĩ sự vật phải như thế nào và chuyện chúng thực sự là, rất khác nhau.

Chúng ta càng có thể chấp nhận thực tại của sự vật ở ngay giây phút hiện tại, chúng ta càng có thể dừng việc chống lại thực tại. Đôi khi thực tại không được như ý, nhưng nếu chúng ta chống lại nó, ta tạo thêm khổ cho mình. Than khóc rằng, “Mẹ tôi không được bệnh” không giúp bà khỏi bệnh. Nhưng khi bạn chấp nhận căn bệnh của mẹ, tâm bạn sẽ bình ổn hơn và do đó có thể đáp ứng các nhu cầu của bà.

Sau đó xem xét các ý nghĩ và cảm giác nào của bạn thuộc trạng thái tiêu cực - vô minh, si, sân - và cái nào thuộc trạng thái tích cực - tâm từ, bi mẫn, kiên nhẫn, rộng lượng và trí tuệ. Phân biệt giữa tư tưởng thực tiễn với thứ không thể nào trở thành hiện thực. Sau đó tự hỏi mình, “Có thể nhìn các hoàn cảnh này dưới khía cạnh khác không?”.

Trong lãnh vực này, nếu ta nghĩ, “Bồ-tát Quán Thế Âm sẽ đối diện với hoàn cảnh này như thế nào? Nếu Bồ-tát ở trong hoàn cảnh của tôi, người sẽ phản ứng như thế nào? Ngài sẽ nghĩ, cảm giác ra sao và sẽ giải quyết vấn đề theo cách nào?”. Suy nghĩ như thế sẽ rất hữu ích vì nó kéo ta ra khỏi quan điểm hẹp hòi của trầm cảm, nản chí.

Thiền quán về Bồ-tát Quán Thế Âm cũng rất hữu ích. Hãy hình dung ra Ngài trong không gian trước mặt, thân sáng hào quang. Trong khi chú niệm câu Om mani padme hum, tưởng tượng ra ánh sáng tuyệt đẹp tỏa ra từ Bồ-tát phủ tràn thân bạn, giải thoát bạn khỏi đau buồn, trấn an tâm bạn.

Ánh sáng đó cũng phủ trùm thân người mẹ, chữa lành bệnh cho bà và thanh tịnh các nghiệp đã tạo ra căn bệnh. Ánh sáng đó cũng phủ trùm tất cả chúng sinh, thanh tịnh các uế nhiễm, nghiệp báo và khiến họ cảm thấy tràn đầy tình thương và lòng bi mẫn. Ánh sáng đó cũng truyền cảm hứng cho bạn, mẹ bạn và tất cả mọi chúng sinh, giúp bạn có thể chứng thực được con đường đạo. Cuối cùng, tập trung vào tất cả mọi chúng sinh được phủ trùm với ánh sáng trí tuệ, bi mẫn của Quán Thế Âm và an trú trong thanh tịnh.

*

Thực hành thiền tonglen (cho và nhận) cũng rất hữu ích. Nó giúp mang đi khổ cùng nhân khổ - uế nhiễm và nghiệp - cho người mẹ. Bạn cũng có thể mang khổ và nhân khổ khỏi thân tương lai. Điều này giúp bạn chấp nhận bất cứ cảm giác gì của bạn và giải thoát bạn khỏi sự phán đoán bản thân. Sau đó mở rộng lãnh vực thiền quán với lòng bi mẫn, bạn gánh hết mọi khổ đau của tất cả chúng sinh và dùng nó để hủy diệt ngã chấp trong bạn, và với tình thương hãy quán tưởng rằng nó đang chuyển hóa, nhân rộng và ban tặng thân bạn, của cải, công đức của bạn đến chúng sinh, mang đến cho họ hạnh phúc và sự chứng đắc.

Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn kết nối với mẹ một cách có ý nghĩa. Hãy thương yêu bà và biểu lộ tình thương đó với bà. Chính hành động đó sẽ giúp xoa dịu nỗi đau của bà. Dĩ nhiên là bạn sẽ làm tất cả những gì có thể để làm giảm cái đau thể xác cho mẹ, nhưng đừng mong rằng bạn có thể chấm dứt tất cả. Ngay cả Đức Phật cũng không thể làm thế! Thay vì chỉ mang cho bà sự thoải mái, hãy tạo không gian để bà có thể nói những điều bà quan tâm. Chỉ cần có thể bày tỏ những âu lo với người có thể lắng nghe với tất cả tấm lòng cũng đã tốt.

Xem thêm: 10 Cách Trang Trí Sinh Nhật Giá Tốt Tháng 3, 2023, 180 Các Mẫu Trang Trí Bàn Sinh Nhật Đẹp

Dĩ nhiên là bạn cũng phải cảm thấy thoải mái khi nói về những vấn đề này. Đôi khi việc bàn về cái chết, những khó khăn về kinh tế, sự bất hòa trong gia đình trong quá khứ, vân vân, sẽ khiến ta bức xúc. Vì lý do đó, ta thường nhanh chóng đổi đề tài nếu người bệnh hay người sắp chết nêu lên vấn đề hay phủi gạt đi sự quan tâm của họ bằng cách nói, “đừng nói thế” hay “đừng lo lắng”.

Tuy nhiên, một số đề tài này rất quan trọng đối với họ nhưng thái độ khó chịu, thiếu khả năng lắng nghe của ta đã đóng lại con đường có thể giúp người đó giải tỏa được những vấn đề trọng yếu. Do đó, chúng ta cần sử dụng pháp hành với tất cả khả năng của mình để tự quán chiếu các vấn đề này, để ta cảm thấy tự tại khi thảo luận, trao đổi chúng với người khác. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là ta buộc người bệnh phải nói về một đề tài mà người đó chưa sẵn sàng để chia sẻ; nó chỉ có nghĩa là ta cần cởi mở, bình thản để nói về những đề tài mà người bệnh muốn nêu lên.